Lối sống tối giản của người Nhật và bí quyết áp dụng hiệu quả
Trong những năm gần đây, lối sống tối giản (Minimalism) đang được nhiều người quan tâm và ưa chuộng trên khắp thế giới. Tại châu Á, lối sống của người Nhật Bản được đông đảo thế giới say mê và học tập. Lối sống này đề cao những giá trị tự nhiên, những đường nét gọn gàng và tinh tế trong cuộc sống, giúp con người hòa mình với văn hóa tự nhiên và tôn thờ những giá trị cốt lõi.
Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về lối sống tối giản của người Nhật để xem có gì đáng học hỏi trong chủ nghĩa sống hiện đại này nhé.
Mục Lục
Lối sống tối giản của người Nhật là gì?
Định nghĩa chủ nghĩa sống tối giản
Lối sống tối giản của người Nhật là 1 phong cách sống và triết lí tập trung vào việc loại bỏ đi những yếu tố mà bạn không cần thiết, chỉ giữ lại những gì thực sự quan trọng và mang lại giá trị thiết thực cho cuộc sống của bạn.
Thay vì phải tích trữ nhiều đồ vật, mua sắm thả ga hay lên kế hoạch cho việc tiêu dùng cả tháng, người theo chủ nghĩa tối giản sẽ tập trung vào chất lượng cuộc sống của mình hơn là số lượng, tìm kiếm sự đơn giản và tinh tế trong mọi khía cạnh của cuộc sống.
Lợi ích khi áp dụng lối sống tối giản của người Nhật
Những lợi ích của chủ nghĩa sống tối giản của người Nhật bao gồm:
- Giảm căng thẳng: Giúp không gian sống trở nên gọn gàng, tạo một môi trường thông thoáng thoải mái và giảm căng thẳng lo âu.
- Tăng năng suất: Khi không bị phân tâm quá nhiều bởi những đồ đạc xung quanh hoặc lượng thông tin sắp xếp không theo quy tắc, bạn sẽ tập trung hơn vào công việc và giữ cho dòng trạng thái tập trung đó phóng khoáng và đạt hiệu quả cao hơn.
- Tiết kiệm tài chính: Bằng cách chỉ tập trung vào những thứ cần thiết, bạn sẽ không lãng phí và sao nhãng vào những món đồ không cần thiết ngay lập tức và tiết kiệm được một khoản tiền đáng kể.
- Tăng cường sự sáng tạo: Không gian sống đơn giản phóng khoáng sẽ giúp tăng tính sáng tạo của bạn và duy trì nó trong một khoảng thời gian lâu dài hơn là một môi trường thiếu tính ngăn nắp và theo bản năng tự nhiên.
- Tìm thấy sự hài lòng: Khi thực sự chỉ tập trung vào một điều thực sự quan trọng, bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc và tận hưởng kết quả của nó trọn vẹn hơn và cảm thấy hài lòng hơn về cuộc sống của mình.
Các bước để bắt đầu theo chủ nghĩa tối giản của người Nhật
Giảm thiểu những vật dụng kéo mood bạn xuống
Chìa khóa cho lối sống tối giản của người Nhật là gì? Bước đầu tiên, đó chính là loại bỏ hết yếu tố “gây hại” đối với sự tận dụng hiệu quả môi trường xung quanh của bạn. Hãy nhìn quanh xem môi trường bạn đang sống có những đồ vật nào dễ dàng kéo mood bạn xuống, ví dụ như 1 đống quần áo bừa bộn cần phải giặt, cái ghế hay cái bàn cũ đã từ lâu bạn không dùng nhưng vẫn để nó ở đó chưa thanh lý, hay đơn giản là 1 gói thuốc 1 chai rượu sẽ khiến bạn mất kha khá thời giản khi tự nói với lòng mình rằng “Nào làm 1 điếu thuốc để tận hưởng trước đã rồi hẵng bắt tay vào đọc quyển sách này”.
Cách thức áp dụng cách sống tối giản ở đây là gì? Là bạn hãy lập 1 danh sách những điều khiến bạn chậm lại, làm mất khả năng quyết định làm 1 việc gì đó ngay lập tức, có thể làm bạn “hài lòng” trong vòng 2 giây, 2 phút hay 20 phút nhưng lại kéo bạn xuống với cảm giác tội lỗ, hối hận suốt phần thời gian còn lại của ngày “Giá như mình đã không dành 5 phút hút thuốc trước khi hoàn thành nốt bài tiểu luận thì đã summit bài tập đúng giờ rồi?” “Giá như mình đã không dành thời gian cho chiếc PS5 chỉ 10 phút thôi thì mình đã hoàn thành deadline và bây giờ đang ngồi thoảng mái chơi game rồi”.
Bí quyết tiếp theo lối sống tối giản là hãy thực tế, hãy thừa nhận khuyết điểm của chính bản thân mình và không lý tưởng hóa với những gì mình muốn làm hay cần làm hơn những gì thiết thực bạn có thể làm ngay lập tức ở hiện tại. “Hãy cất gói thuốc ra khỏi tầm mắt của bạn và lấy nó ra sau 10h tối khi bạn biết chắc chắn mình đã hoàn thành hết công việc ngày hôm nay và sẵn sàng tự thưởng cho mình một khoảnh khắc chill chill trước khi đi ngủ”. “Hãy thẳng tay cho chiếc PS5 của mình vào hộp để vừa khỏi bám bụi, vừa khuất xa khỏi tầm mắt của bạn.”
Hãy tập trung vào việc cắt giảm chỉ 2 hoặc 3 trở ngại khiến bạn có cảm giác chậm lại kế hoạch bạn đề ra đối với mình và trở nên tỉnh táo hơn để bảo vệ dòng chảy của một lí trí hữu hạn, biến thói quen tự nhiên thành chế độ lái tự động để duy trì nó dễ dàng và hiệu quả hơn khi không có vật cản của những điều khiến bạn sao nhãng.
Không gian âm thầm: Yêu sự trống rỗng xung quanh
Ở Nhật Bản, người ta có câu “amor vacuii”, nghĩa là tình yêu với sự trống rỗng, bởi vì nó là thứ thúc đẩy khái niệm văn hóa được gọi là “Ma ma” (phát âm là “maah”) là sự tôn vinh không phải sự vật, mà là không gian chứa chúng bên trong. Điều này giúp con người đặt tâm trí vào không gian rộng hơn, vào sự trống rỗng bao trùm lấy sự vật hơn là mọi thứ hiện hữu ngay trước mắt. Từ đó giúp cảm nhận và tận hưởng được mọi thứ trong không gian âm như nội thất, kiến trúc, thiết kế sân vường đến âm nhạc, hội họa, nghệ thuật cắm hoa hoặc thơ ca. Khiến cho góc nhìn về những khía cạnh khác của cuộc sống được mở ra trong khi vốn dĩ nó đã luôn ở ngay trước mắt bạn trong suốt khoảng thời gian vừa qua.
“Before you leave the house, look in the mirror and take one thing off.”
Khi bạn tháo bỏ 1 món đồ, ví dụ như 1 chiếc khan quàng cổ, nó có thể làm bạn thấy rõ hơn không gian cho các phụ kiện khác được tỏa sáng và nổi bật hơn. Theo một cách đồng điệu nhất định thì “Maah” cũng như vậy. Nếu trong một ngôi nhà có quá nhiều thứ khiến bạn sao nhãng, bạn sẽ quên mất giá trị của không gian ban đầu trước khi bạn đã quyết định đặt vào đó nội thất theo phong cách gì, đồ đạc được đặt từ đâu và những món đồ được bày ra hỗn loạn theo nhịp sống hối hả. Thật khó để chúng ta ghi nhớ và trân trọng những thứ là bản nguyên ban đầu nếu như chúng ta sắp xếp chúng hỗn loạn, bừa bộn và không có gì ưu tiên hơn nhu cầu “cần ngay lập tức” hay nhu cầu “vội vã” của chính mình.
Một cách khác để nghĩ về không gian “Maah” – không gian của thiết kế tối giản, khi bạn ở trong một căn phòng toàn thứ đồ lộn xộn, bạn sẽ có xu hướng cảm thấy mình có quá nhiều thứ cần phải sắp xếp trước, cần phải nhớ ra mình để cái gì ở đâu, hay cần “để tạm” những món đồ khác xuống trước khi lấy được món đồ mà mình mong muốn. Đó chính là khi là bạn đang không có đủ không gian âm, không gian trống rỗng để quyết định và sắp xếp mọi thứ theo giá trị ưu tiên và cần thiết. Điều dạy bạn rõ ràng nhất bài học này chính là không gian trong viện bảo tàng nơi các bức tranh được sắp xếp bố cục theo chủ đề, hoặc có thể là cách sắp xếp đồ dùng của siêu thị theo một trình tự nhất có ảnh hưởng tới quyết định mua hàng đối với các sản phẩm như tiêu dùng, đồ thực phẩm, quần áo, các đồ dùng cá nhân khác…
Thông điệp ở đây là hãy tạo ra không gian âm, không gian trống rỗng của riêng mình để yêu nó, sắp xếp nó sao cho mọi thứ đều đang có ý nghĩa với chính vị trí mà nó được đặt vào.
Phong cách Danshari: Loại bỏ 80% vật dụng và yêu những gì còn sót lại
Người Nhật có một tín ngưỡng đặc biệt với không gian và cách tận dụng tối đa không gian đó. Do đó, trong tiếng Nhật cụm từ Danshari – 断捨離, có nghĩa là: 断 – từ chối, 捨 – vứt bỏ và 離 – tách biệt.
Danshari đại diện cho phong cách và lối sống tối giản của người Nhật khi trân trọng những giá trị cốt lõi là tinh khiết, sạch sẽ, gọn gàng và cân bằng. Những giá trị cốt lõi này thể hiện ở ngay chính không gian mà bạn sinh hoạt trong nó mỗi ngày, thể hiện và định hình thái độ cũng như góc nhìn của bạn đối với giá trị cuộc sống mà bạn hướng đến. Ví dụ như bạn ở trong một căn bếp lộn xộn, nóng bức và đồ đạc ngổn ngang, có thể nó sẽ làm giảm đi cảm hứng nấu ăn của bạn vì bạn sẽ không dễ dàng tìm thấy những dụng cụ cần thiết khi cần.
Nếu như sự bừa bộn và bản năng tự nhiên lại là thứ giúp bạn tập trung và nhiều cảm hứng hơn, vậy tại sao bạn không tối ưu nó thành một môi trường phù hợp với các tiêu chuẩn của chủ nghĩa tối giản hơn. Việc sống tối giản không những giúp bạn cân bằng được sự thoải mái cần thiết mà còn giữ cho không gian sống của bạn luôn được ngăn nắp và gọn gàng. Từ đó ảnh hưởng tích cực đến tâm trạng, thái độ tích cực và cả sức khỏe thể chất lẫn tinh thần.
Hãy ăn khi bạn cần
Ở Nhật Bản, thức ăn không phải là một phương trình toán học hay một công cụ để thể hiện đời sống vật chất. Người Nhật chỉ đơn giản ăn 3 bữa đầy đủ, cân đối trong 1 ngày. Chế độ ăn này bao gồm tinh bột, súp miso, cá nướng và đồ chua ăn kèm. Bữa ăn cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết, kết hợp hài hòa giữa carbohydrate, protein, các loại vitamin và các khoáng chất cần thiết.
Những bữa ăn chính của người Nhật cung cấp đầy đủ những dưỡng chất cho cơ thể và năng lượng đủ để vận động trong một ngày. Người Nhật đôi khi chỉ cần 1 tô súp Miso, với 1 miếng cá nướng, 1 miếng đậu hũ và 1 món rau ngâm ăn kèm là đầy đủ 1 bữa ăn với các món ăn tối đơn giản cùng câu nói phổ biến mà chắc hẳn những người yêu văn hóa Nhật Bản đều biết đến: “Itadakimasu – いただきます – Chúc ăn ngon miệng/ Cảm ơn vì bữa ăn!”.
Xem thêm: 7 thói quen hiệu quả của người Nhật Bản.
Con người không phải nô lệ của đồng tiền
Người Nhật Bản thường bắt trend ở những outfits, những bộ quần áo hay những món đồ chơi mô hình (figures) nhưng họ không phải nô lệ của đồng tiền. Người Nhật thường chi tiêu và lên kế hoạch chi tiêu cho những món đồ chất lượng, hoặc có giá trị tinh thần rất lớn đối với họ hơn là mua sắm vì thịnh hành hay số lượng.
Thời gian là thứ không bao giờ lấy lại được
Hầu hết chúng ta đều có thói quen ngốn thời gian vào mạng xã hội hoặc những video ngắn như tiktok, shorts, reels để thỏa mãn niềm vui nhất thời nhưng lại tiêu tốn hàng giờ trước khi thoát ra khỏi vòng lặp của thứ “dopamine” ngắn hạn đó. Vì vậy, bí quyết này không chỉ là lối sống tối giản của người Nhật mà còn là bí quyết của rất lứa tuổi đã sống ở thời đại trước kỷ nguyên của truyền thông mà mạng xã hội thâu tóm, đó là “Sống vì phút giây hiện tại”.
Nhìn nhận và đón nhận những điều nhỏ bé ở ngay trước mắt thay vì nhấc máy ảnh lên và chụp lại nó như 1 bản năng để up lên mạng xã hội hoặc dùng để khoe nó với bạn bè. Chúng ta cần trân trọng những giá trị của cảm xúc nguyên bản ngay từ lần đầu tiên nó xuất hiện, cảm nhận nó trong không gian và thời gian mình đang có, và sau đó mới là quyết định cách lưu giữ nó thành kỉ niệm của riêng mỗi người. Như vậy mọi giá trị cảm xúc mới đến từ nguyên bản (raw) để cảm thấy trân trọng và hạnh phúc hơn trong thời gian của mỗi con người.
Kết luận
Lối sống tối giản của người Nhật không phải là mục tiêu cuối cùng mà là một hành trình giúp chúng ta khám phá bản thầm và tìm kiếm một cuộc sống ý nghĩa hơn. Chủ nghĩa tối giản phù hợp với từng đối tượng, từng hoàn cảnh và mục tiêu hướng đến của mỗi người. Vì vậy, không nhất thiết phải loại bỏ tất cả để trở nên tối giản, mà hãy tìm được sự cân bằng giữa việc sở hữu và tối ưu, trải nghiệm và duy trì, truyền thống và hiện đại để tự tạo cho mình một phong cách, lối sống, không gian âm của riêng mình nhé.